CÔNG DỤNG BẤT NGỜ TỪ TINH DẦU HOA OẢI HƯƠNG

Hoa oải hương (Lavender)

Là một trong những loại hoa được các cô gái rất yêu thích bởi vẻ đẹp và mùi hương của chúng. Tuy nhiên, loại hoa này còn có rất nhiều tác dụng bất ngờ.

Tên của loại hoa này bắt nguồn từ tiếng Latin, có nghĩa là “để rửa”

Việc sử dụng hoa oải hương sớm nhất được cho là từ thời Ai Cập cổ đại. Do đó, dầu hoa oải hương đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình ướp xác.

Trong những giai đoạn lịch sử sau này, hoa oải hương trở thành phụ gia khi tắm ở một số khu vực, trong đó có Ba Tư, Hy Lạp cổ đại và Rome. Những nền văn hóa cổ xưa này tin rằng hoa oải hương có thể thanh lọc cơ thể và tâm trí.

Từ thời cổ đại, hoa oải hương đã được dùng để điều trị rất nhiều loại bệnh tật, bao gồm: các vấn đề về sức khỏe tâm thần, lo âu, mất ngủ, trầm cảm, đau đầu, rụng tóc, buồn nôn, mụn nhọt, đau răng, kích ứng da, ung thư…

Tinh dầu hoa oải hương là gì?

Tinh dầu hoa oải hương (tinh dầu Lavender) được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất cành và thân cây hoa oải hương. Đây là một loài hoa thường được trồng ở phía Bắc châu Phi và vùng núi Địa Trung Hải. Tinh dầu hoa oải hương được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới.

tinh dầu điều trị hen suyễn

Tinh dầu hoa oải hương (lavender) có tác dụng gì?

  1. Chống nấm

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Vi sinh, tinh dầu hoa oải hương có thể có hiệu quả trong việc chống lại các loại nấm có khả năng đề kháng thuốc.[1]

Trong nghiên cứu này, tinh dầu được chưng cất từ chi Lavandula của cây hoa oải hương có khả năng diệt nấm nhờ cơ chế phá hủy màng tế bào nấm một cách mạnh mẽ và thể hiện hoạt tính kháng nấm trên phổ rộng.

2. Làm lành vết thương

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng đã chỉ ra rằng: Tinh dầu hoa oải hương có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.[2]

Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp so sánh tác động làm lành vết thương trên chuột của các phương pháp: kích thích dây thần kinh điện qua da (TENS), dung dịch nước muối, povidone-iodine và tinh dầu hoa oải hương.

Kết quả thử nghiệm cho thấy vết thương lành nhanh hơn ở nhóm dùng TENS và dùng tinh dầu hoa oải hương so với nhóm đối chứng. Những phát hiện này đã khẳng định khả năng làm lành vết thương của tinh dầu hoa oải hương.

Tinh dầu hoa oải hương có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương

3. Hỗ trợ làm giảm rụng tóc

Hoa oải hương có thể có hiệu quả trong việc điều trị chứng rụng tóc theo từng mảng. Đây là tình trạng tóc bị rụng ở một số hoặc tất cả các vùng trên cơ thể.

Từ năm 1998, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận sử dụng tinh dầu hoa oải hương giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc lên đến 44% sau 7 tháng điều trị.

Một nghiên cứu gần trên chuột cũng chỉ ra rằng việc thoa tinh dầu hoa oải hương trên lưng chuột sẽ giúp lông phát triển trong vòng 4 tuần.

4. Hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu

Tinh dầu hoa oải hương được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu qua nhiều bài nghiên cứu. Một số kết quả nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:

Tinh dầu hoa oải hương giúp giải lo âu, hoặc giảm lo âu, đối với những bệnh nhân có chứng rối loạn lo âu lan tỏa hoặc trầm cảm trong vòng 2 tuần.
Tinh dầu hoa oải hương giúp giảm lo âu tạm thời, mang lại cảm giác bình tĩnh trong điều trị, hiệu quả trong các phòng chờ tại phòng khám nha khoa.

Tinh dầu hoa oải hương được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu

5. Giảm đau sau khi cắt amidan ở trẻ em

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng giảm đau sau khi cắt amidan ở trẻ em, giúp làm giảm lượng thuốc giảm đau cần sử dụng.

Tác dụng này được chứng minh bởi một nghiên cứu tại Đại học Khoa học Y tế Isfahan, Iran, thử nghiệm trên 48 trẻ em. Kết quả cho thấy nhóm trẻ sử dụng tinh dầu hoa oải hương ít sử dụng thuốc giảm đau Tylenol hơn nhóm chứng còn lại.

Tuy nhiên, nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt đáng kể về tần suất thức dậy vào ban đêm do đau hoặc nhận thức của trẻ về cường độ đau.

Do kích thước mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nhiều thử nghiệm hơn cần được thực hiện để khẳng định tinh dầu oải hương có tiềm năng trở thành một loại thuốc giảm đau hiệu quả.

6. Giảm bớt các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng tinh dầu hoa oải hương có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt.

Nghiên cứu này thực hiện trên 17 người phụ nữ có độ tuổi trung bình là 20,6 tuổi, với các triệu chứng tiền kinh nguyệt nhẹ đến trung bình. Người tham gia thử nghiệm sẽ trải qua một chu kỳ không điều trị bằng tinh dầu hoa oải hương, và chu kỳ kế tiếp có sử dụng tinh dầu hoa oải hương.

Kết quả nghiên cứu cho thấy liệu pháp hương thơm bằng tinh dầu hoa oải hương có thể giảm bớt các triệu chứng cảm xúc tiền kinh nguyệt.[8]

7. Trị mụn trứng cá

So với các biện pháp điều trị mạnh mẽ khác, tinh dầu hoa oải hương là một sự lựa chọn êm dịu để điều trị mụn trứng cá. Tác dụng này đến từ khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của tinh dầu hoa oải hương.

Ngoài ra, sự kết hợp của tinh dầu hoa oải hương với chiết xuất lô hội còn giúp ức chế hiệu quả sự phát triển của các vi khuẩn gây mụn trứng cá.[9]

Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn của tinh dầu hoa oải hương

8. Làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến

Tinh dầu hoa oải hương có hai chất chống viêm được gọi là linalool và linalyl acetate. Hai chất này giúp làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến, giúp người bệnh giảm các cơn ngứa và sự khó chịu của căn bệnh này.

Để sử dụng tinh dầu hoa oải hương làm dịu vết chàm và bệnh vẩy nến, bạn có thể sử dụng công thức: 2 giọt tinh dầu hoa oải hương, 2 giọt tinh dầu trà xanh, 2 thìa cà phê dầu dừa. Bôi hỗn hợp này lên vết chàm và vẩy nến hằng ngày.

9. Làm mờ vết thâm

Một tác dụng của tinh dầu hoa oải hương là làm mờ vết thâm, giúp làm đều màu da. Đó là nhờ các chất kháng viêm có bên trong tinh dầu hoa oải hương, giúp giảm các vết thâm và mẩn đỏ, cũng như tình trạng tăng sắc tố da.
10. Làm mờ các nếp nhăn trên mặt

Sự ảnh hưởng của gốc tự do là nguyên nhân gây ra các nếp nhăn trên khuôn mặt. Tinh dầu hoa oải hương với các chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do, sẽ giúp làm giảm các nếp nhăn.

Bạn có thể sử dụng tinh dầu hoa oải hương trộn với dầu dừa và thoa đều lên mặt một hoặc hai lần mỗi ngày như một loại kem dưỡng ẩm giúp làm mờ vết nhăn.

11. Chống viêm

Tình trạng viêm tấy và đau có thể được điều trị bằng tinh dầu hoa oải hương. Tác dụng chống viêm của tinh dầu hoa oải hương là nhờ các chất chống viêm tự nhiên như linalool và linalyl acetate.

Để điều trị vết viêm, bạn có thể trộn tinh dầu hoa oải hương với dầu dừa, thoa lên vết viêm ba lần một ngày.

12. Một loại thuốc chống côn trùng

Nhiều loại kem chống mũi hiện nay hay xuất hiện thành phần tinh dầu hoa oải hương. Đó là bởi vì tinh dầu hoa oải hương có tác dụng chống côn trùng.

Bên cạnh đó, tinh dầu hoa oải hương còn giúp làm giảm vết ngứa do côn trùng đốt nhờ các chất chống viêm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *