Ai cũng biết rằng, từ “cột sống” dùng để chỉ các đốt xương hỗ trợ trung tâm của con người, nhưng nghĩa bóng của nó lại là để than phiền về tình trạng sức khỏe của Gen Z, cụ thể ở đây là nỗi đau do căn bệnh đau mỏi vai gáy, đau thắt lưng, căng cơ lưng… mang lại.
-
Các nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng ở người trẻ
Đau thắt lưng là một vấn đề sức khỏe ít được quan tâm ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, khi cơn đau xuất hiện, nó gây ra nhiều bất ngờ cũng như lo lắng về nguyên nhân. Thực tế rằng dù khi còn trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng cơ thể mình khỏe mạnh, nhưng những cơn đau thắt lưng xuất hiện ở độ tuổi hai mươi, ba mươi lại không phải là hiếm.
- Ngồi sai tư thế
Phần lớn dân văn phòng phải ngồi làm việc liên tục trước máy tính, tuy nhiên hầu hết mọi người lại ngồi sai tư thế. Tư thế ngồi làm việc khoa học sẽ giúp bạn không bị mỏi lưng và không làm ảnh hưởng xấu đến xương khớp, cột sống.
Song, có thể do chủ quan, nhiều người thường ngồi xiêu vẹo cột sống, còng lưng khi làm việc. Hoặc do trang bị bàn ghế và máy tính không đạt chuẩn nên người bệnh không thể ngồi thẳng lưng.
- Bị căng cơ lặp đi lặp lại
Ngồi làm việc trong thời gian dài, ngồi sai tư thế, lặp đi lặp lại các chuyển động tay, chân, khiến cơ bắp bị căng và mỏi.
- Ít vận động
Ngồi nhiều, ít vận động, ít tập luyện thể dục thể thao là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng. Những cơn đau kéo dài có thể khiến cơ bụng và cơ lưng yếu dần, cơ bắp kém linh hoạt.
- Thiếu dinh dưỡng
Ngoài ra, chế độ ăn không lành mạnh, thiếu dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp gây đau lưng.
Có thể thấy, tình trạng đau lưng của dân văn phòng là hậu quả của thói quen làm việc không tốt, ngồi sai tư thế, ít vận động và thiếu dinh dưỡng. Để phòng ngừa và khắc phục bệnh đau lưng hiệu quả, bạn cần hạn chế những nguyên nhân trên.
2. Các vấn đề thường gặp về cột sống:
- Căng cơ lưng
Căng cơ là tình trạng căng hoặc rách các cơ và gân. Căng cơ lưng thường biểu hiện bằng cảm giác đau âm ỉ ở lưng khi đi hoặc đứng. Cũng có thể có cảm giác cứng ở lưng khi cúi xuống, đau ở những vị trí cụ thể mà khi chạm vào cũng dễ gây đau. Tính chất đau ở một vùng cụ thể này không giống như kiểu đau do thần kinh tọa, thường gây đau lan tỏa ở chân.
Căng cơ lưng có thể cực kỳ đau đớn và sẽ khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Điều trị có thể bao gồm các phương pháp tiêu chuẩn như chườm đá và chườm nóng xen kẽ trên các vùng bị thương, dùng thuốc chống viêm và thực hiện các kỹ thuật giúp giãn cơ vùng thắt lưng.
- Bệnh lý đĩa đệm của người trẻ
Một nguyên nhân khác gây đau lưng là Bệnh lý đĩa đệm, một tình trạng có thể xuất hiện sớm ở tuổi trưởng thành, thường được gọi là Bệnh thoái hóa đĩa đệm ở người trẻ. Đĩa đệm là phần nằm giữa hai đốt sống với chức năng chính là tạo ra chuyển động giữa các khớp xương và đóng vai trò như “bộ phận giảm xóc” tự nhiên ở cột sống.
Dù khi còn trẻ, chúng ta thường nghĩ rằng cơ thể mình khỏe mạnh, nhưng những cơn đau thắt lưng xuất hiện ở độ tuổi hai mươi, ba mươi lại không phải là hiếm
Với bệnh thoái hóa đĩa đệm, các đĩa đệm bị biến đổi cấu trúc, gây ra cơn đau đột ngột khi cử động, cơn đau có thể lan xuống mông đến một hoặc cả hai chân. Cảm giác khó chịu này có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngồi lâu, nó có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng và thường khá dữ dội. Có nhiều lựa chọn điều trị cho Bệnh thoái hóa đĩa đệm thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh nhân. Đôi khi các trường hợp nặng cần phải điều trị phẫu thuật.
Cuối cùng, chấn thương có thể là nguyên nhân gây đau lưng ở một người trẻ khỏe mạnh. Có hai loại tổn thương chính là trượt đốt sống và gãy đốt sống. Một cú ngã mạnh có thể khiến các đốt sống bị gãy và chèn ép nghiêm trọng các cấu trúc thần kinh dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở các chi. Chèn ép rễ thần kinh là một trong những chẩn đoán phổ biến nhất đối với chấn thương lưng. Tham khảo ý kiến chuyên gia thần kinh – cột sống là giải pháp tốt nhất của bạn, để xác định mức độ của vấn đề.
Nếu bạn đang bị đau lưng, điều quan trọng là bạn phải gặp bác sĩ chuyên khoa để xác định vấn đề và chẩn đoán cho phù hợp. Bạn đừng bao giờ coi thường chứng đau lưng vì nó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, nhưng có thể điều trị được.
3. Bí quyết phòng ngừa bệnh đau lưng
- Thăm khám định kỳ bệnh đau lưng
Thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ, nhất là vùng lưng cũng là cách để dân văn phòng bảo vệ sức khỏe. Nếu đang gặp tình trạng đau lưng thường xuyên, đặc biệt là khi ngồi làm việc, bạn cần đi khám và kiểm tra ngay để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
- Thường xuyên vận động
Ngồi nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng ở giới văn phòng. Vì vậy tạo cho mình thói quen, sau mỗi 45 phút tập trung làm việc, hãy dành khoảng 1 – 2 phút đi lại như đi uống nước, ra hành lang hóng gió, đi vệ sinh…cũng là cách làm giảm căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn làm việc được hiệu quả hơn.
- Ngồi đúng tư thế giúp giảm bệnh đau lưng
Ngồi vắt chân, cổ chúi về phía trước lâu sẽ khiến các cơ thể bị gò bó, bị co cứng…khiến bạn đau mỏi lưng, cổ vai gáy. Bệnh đau đầu nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, gai cột sống… gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vì vậy người bệnh cần học cách ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, thường xuyên đứng lên đi lại, vận động để các cơ được linh hoạt. Bên cạnh đó, giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn quên cơn đau, làm việc tập trung và hiệu quả hơn.
- Chế độ ăn uống hợp lý
Khi có tuổi, tình trạng xương sẽ càng yếu, giòn hơn bởi thiếu canxi… Vì vậy ngay từ còn trẻ, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin trong mỗi bữa ăn để cơ thể luôn được khỏe mạnh, dẻo dai, xương chắc khỏe hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái
Căng thẳng khiến tinh thần luôn mệt mỏi cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng.
Do đó, bạn hãy luôn chú ý, giữ tinh thần được thoải mái nhất, “mỗi ngày đi làm là một ngày vui” để làm việc hiệu quả và sức khỏe cũng sẽ tốt hơn.