LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂN BẰNG ĐỘ PH CỦA TÓC ?

Chúng ta vẫn thường bắt gặp các sản phẩm cân bằng độ pH của tóc nhưng bạn đã thực sự hiểu ý nghĩa của độ pH trên tóc chưa? Bài viết này sẽ giải thích tại sao độ pH của tóc lại quan trọng và hướng dẫn cân bằng độ pH trên tóc một cách tự nhiên.

  1. Độ pH của tóc và da đầu là gì?

Độ pH là thước đo mức độ axit hay kiềm của một chất cụ thể và thường được tính trên thang đo từ 0 đến 14. Những sản phẩm có độ pH nhỏ hơn 7 là mang tính axit, còn độ pH lớn hơn 7 là có tính kiềm.

Độ pH của tóc nghiêng về hướng axit hơn. Các sợi tóc có độ ph 3,67 trong khi đó da đầu có độ pH là 5,5 – bằng với độ pH của da tại những vùng khác.

Duy trì độ pH của tóc là cần thiết để có một mái tóc khỏe mạnh. Bất kỳ những tác động nào khiến độ pH bị xáo trộn đều có thể gây hư hại tóc và da đầu.


Thang đo pH

2. Kiểm tra độ pH của tóc như thế nào?

Trước khi bắt tay vào điều chỉnh bất kỳ điều gì, hãy tiến hành xem xét tình trạng hiện tại của mái tóc. Bạn có thể sẽ cần điều chỉnh nếu nhận thấy những bất thường trên tóc và da đầu. Những biểu hiện có thể liên quan tới độ pH của tóc bao gồm:

1.1.  Ngứa da đầu, kèm theo khô tóc, xơ tóc và gãy rụng

Rất có thể tóc và da đầu của bạn đang bị kiềm hóa. Điều này không hề tốt một chút nào, không chỉ ảnh hưởng tới sợi tóc mà tình trạng này còn có thể làm khởi phát bệnh chàm và giảm khả năng miễn dịch của da đầu.

Sử dụng dầu gội có tính axit nhẹ có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Độ pH thấp trong dầu gội sẽ khóa lại lớp biểu bì của tóc và giúp chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Nếu độ pH không ổn định, tóc dễ bị khô xơ và gãy rụng

1.2. Tóc trông khô hoặc xoăn

Nếu tóc của bạn có xu hướng xoăn và khô thì rất có thể các lớp biểu bì trên tóc đang mở ra quá mức. Dầu gội có tính axit sẽ giúp đóng các biểu bì này lại, khiến chúng nằm ngay ngắn trên tóc và làm tóc mượt mà hơn.

1.3. Tóc sau khi sử dụng hóa chất

Quá trình ép tóc hay nhuộm tóc thực chất là sử dụng các hóa chất có tính chất kiềm hoặc axit lặp đi lặp lại. Do vậy, sau khi làm tóc cần thiết phải bổ sung lại các sản phẩm chăm sóc tóc để lớp biểu bì của tóc được ổn định và ngăn cho các sợi tóc không bị hư hại.

Nếu bạn có mái tóc tự nhiên và không có dấu hiệu hư tổn nào, thì dầu gội cân bằng độ pH sẽ hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của tóc. Chất dầu tự nhiên tiết ra từ da đầu sẽ giúp duy trì độ pH của tóc. Hãy tránh gội đầu thường xuyên hoặc tác động quá nhiều tới da đầu để không làm hại lớp bảo vệ này.

Bạn có thể tới phòng khám Maia để bác sĩ kiểm tra da đầu bằng máy soi thế hệ mới và xác định độ pH trên da đầu của bạn có đang được cân bằng hay không.

3. Cách kiểm tra độ pH của các sản phẩm chăm sóc tóc

Để giữ độ pH của tóc và da đầu ổn định, bạn cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc để bổ sung từ bên ngoài. Hãy đọc kỹ thông tin trên các sản phẩm để chắc chắn rằng loại đó là phù hợp với mình. Trường hợp trên nhãn không ghi thông tin chi tiết, bạn có thể tự kiểm tra bằng hai cách sau:

Kiểm tra bằng giấy quỳ tím: giấy quỳ tím sẽ đổi màu sau khi nhúng vào sản phẩm. Bằng việc đối chiếu màu sắc với thang đo pH, bạn sẽ biết độ pH đang ở khoảng nào và có sự thay đổi cho phù hợp.
Kiểm tra bằng máy đo pH: đây là phương pháp cho độ chính xác cao hơn quỳ tím. Tuy nhiên thiết bị này thường được sử dụng ở các phòng nghiên cứu khoa học hơn là ở ngoài

Thử độ pH các loại dầu gội bằng giấy quỳ tím

3. Những lợi ích khi hiểu độ pH của tóc

  • Độ pH là tiền đề cho sức khỏe mái tóc

Trong sợi tóc chứa nhiều protein và keratin. Những sản phẩm nếu có tính kiềm cao sẽ phá vỡ lớp sừng và các protein có lợi, khiến tóc dễ gãy rụng hơn. Những chất có hại cũng sẽ thâm nhập vào lớp biểu bì, làm tóc xốp hơn, khô hơn và bị xoăn rối. Những sản phẩm có độ pH cao hơn 3,67 có thể làm hư hại sợi tóc,cho nên bạn cần chú ý khi sử dụng sản phẩm trên da đầu mình.

  • Độ pH giúp duy trì độ ẩm trên tóc của bạn

Các sản phẩm giúp cân bằng độ pH của tóc có thể ngăn ngừa sự mất độ ẩm dư thừa trên tóc mà không để lại cặn hoặc tích tụ trên da đầu. Lớp dầu tự nhiên trên da đầu giúp tóc luôn được bảo vệ và óng mượt, tuy nhiên các sản phẩm có độ pH cao có thể cuốn trôi đi lớp dầu này. Da đầu lúc này sẽ bị khô và buộc phải tiết ra lượng dầu nhiều hơn, thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng tăng tiết dầu trên da đầu, khiến tóc bết và rụng.

  • Bảo vệ da đầu khỏi các vi khuẩn có hại

Các vi khuẩn và nấm sẽ chỉ phát triển được trong một môi trường có độ pH phù hợp. Độ pH khỏe mạnh của da đầu không hề lý tưởng cho nấm và vi khuẩn. Do vậy, duy trì độ pH lành mạnh sẽ giúp bạn tránh được những bệnh lý về da đầu như: viêm nang tóc, nấm đầu, viêm da tiết bã… Hệ sinh thái tự nhiên trên da đầu cũng góp phần ngăn ngừa những tác nhân gây hại cho tóc.

4. Cách duy trì và bổ sung độ ph cho tóc từ các biện pháp tự nhiên

Một số phương pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên được coi là có tác dụng cải thiện độ pH cho tóc. Bạn có thể tham khảo một số cách phổ biến như sau:

1.Giấm táo

Giấm táo có độ pH axit khoảng 3,0. Pha giấm táo với nước theo tỉ lệ thích hợp và sử dụng hai lần một tuần có thể hữu ích trong việc kiểm soát lượng dầu trên tóc.

Bạn có thể sử dụng giấm táo để gội đầu

2. Gel nha đam

Bạn có thể thoa gel nha đam trực tiếp lên tóc và da đầu để khôi phục độ pH tự nhiên của tóc. Bạn cũng có thể sử dụng hỗn hợp nha đam, mật ong và giấm táo để làm mặt nạ cho tóc.

Cân bằng độ pH của tóc và da đầu là cách để duy trì sức khỏe của tóc. Bạn nên tìm hiểu độ pH hiện tại của tóc mình để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với đúng tình trạng của mình. Nếu tóc bạn có dấu hiệu hư tổn hoặc da đầu có những biểu hiện bệnh lý, hãy thử khắc phục tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *