RỤNG TÓC DO RỐI LOẠN NỘI TIẾT TỐ TIỀN MÃN KINH

Bên cạnh kinh nguyệt không đều thì rụng tóc cũng là một trong những dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh. Một trong những nguyên nhân chính gây rụng tóc ở giai đoạn này chính là rối loạn nội tiết tố.

1. Rụng tóc do rối loạn nội tiết tố tiền mãn kinh

Theo các nghiên cứu, 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ đều là do rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sự suy giảm hormone estrogen – hay còn gọi là nội tiết tố nữ.

Khi hormone này giảm xuống, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn một loại hormone có tên là DHT (viết tắt của Dihydrotestosterone – có trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn và tuyến tiền liệt). Nếu như testosterone và estrogen ở mức bình thường, hormone DHT này chỉ tồn tại với hàm lượng rất thấp.

Khi DHT tăng cao lên, da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn, nang tóc bị bịt kín và teo nhỏ lại, sự tưới máu đến nang tóc kém đi cũng như là quá trình tuần hoàn dưới nang tóc cũng hạn qua đó khiến cho tóc yếu và dễ rụng.

Theo các nghiên cứu, 80% các trường hợp rụng tóc ở nữ đều là do rối loạn nội tiết tố

2. Nguyên nhân rụng tóc nội tiết ở phụ nữ

Ở phụ nữ tuổi trung niên, estrogen xuống dốc nhanh chóng, điều đó giải thích tại sao họ bị rụng tóc nhiều hơn so với những phụ nữ ở độ tuổi khác.

Ngoài yếu tố suy giảm nội tiết, rụng tóc cũng có thể chịu ảnh hưởng rất lớn từ gen di truyền, tức là nếu cha mẹ hoặc gia đình có người bị rụng tóc thì con cái sinh ra cũng có khả năng bị rụng tóc nhiều hơn.

Bên cạnh đó, hay thức khuya, stress, chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất… cũng làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố, điều này sẽ gây rụng tóc nhiều hơn.

3. Giải pháp nào cho rụng tóc nội tiết nữ

Hiện nay việc điều trị rụng tóc nội tiết còn gặp nhiều khó khăn do các thuốc kháng nội tiết tố chưa được chấp thuận dùng cho phụ nữ.

Do đó hiện nay người ta thường điều trị hỗ trợ đối với người bị rụng tóc. Có nghĩa là cung cấp đầy đủ cho tóc trong chế độ ăn uống hoặc trong thuốc uống bổ sung.

Đặc biệt là sau hồi phục từ các đợt sốt, chấn thương, gây mê phẫu thuật; tránh đội nón chật trong thời gian lâu; massage da đầu mỗi ngày một cách nhẹ nhàng; dùng dầu gội tiêu vảy sừng và các thuốc uống giảm nhờn theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Hiện nay, việc kiểm soát nồng độ DHT chính là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình rụng tóc và làm chậm quá trình hói đầu do di truyền tự nhiên, đem lại mái tóc dày và khỏe mạnh.

Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra việc sử dụng kết hợp L-arginine và kẽm có khả năng hồi phục nang tóc kỳ diệu.

Tóc rụng thế nào là bình thường?

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh
Đây là hai thành phần khi kết hợp với nhau có thể giúp cân bằng nội tiết một cách tự nhiên, làm giảm dần DHT trong máu. Giúp cho cơ chế có thể sản sinh estrogen một lượng vừa đủ ở nữ giới, giúp cho cơ thể nữ giới không có nhu cầu sản sinh DHT nữa.

Ngoài ra, còn có thể kết hợp sử dụng lược chuyên dụng, sử dụng laser và đèn Led hồng ngoại, để giúp giảm nồng độ DHT, kích thích tế bào da đầu, tăng lưu thông máu, nuôi dưỡng nang tóc. Với công nghệ laser sử dụng năng lượng kích thích ánh sáng vào từng tế bào, đẩy nhanh tốc độ mọc tóc

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc gia Tây Ban Nha còn phát hiện mối liên quan giữa đại thực bào với tế bào gốc da – một phát hiện có thể dẫn tới phương pháp điều trị mới cho rụng tóc vốn vẫn đang thách thức cả giới chuyên gia thẩm mỹ và da liễu.

Họ phát hiện rằng khi đại thực bào chết đi trong quá trình thực bào, các phân tử truyền tín hiệu được phóng thích và giữ vai trò kích hoạt nang lông.

Đại thực bào là tế bào của hệ miễn dịch có chức năng chính là góp phần chống nhiễm trùng và làm lành vết thương bằng cách ăn các mầm bệnh và chết đi trong quá trình được gọi là thực bào.

Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm quá trình này trên chuột và nhận thấy lông mới tăng trưởng nhanh sau khi cho chúng dùng thuốc kháng viêm. Các nhà khoa học hy vọng rằng với phát hiện mới này có thể là lời giải đáp cho chứng rụng tóc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *