TINH DẦU HOA HỒNG VÀ NHỮNG CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI

Có những loại tinh dầu hoa hồng nào phổ biến? Những tác dụng hữu ích của tinh dầu hoa hồng đối với làm đẹp và sức khoẻ là gì? Đây được xem là những thắc mắc về tinh dầu hoa hồng. Thế nên, hôm nên hãy cùng Mandala Beauty And Care tìm hiểu những thông tin xoay quanh về tinh dầu hoa hồng.

  1. Tinh dầu hoa hồng là gì?

Tinh dầu hoa hồng được biết là loại tinh dầu được chiết xuất từ cánh hoa hồng. Đồng thời, để có được tinh dầu hoa hồng phải trải qua phương pháp chưng cất mới có được mùi hương nồng rất đặc trưng nhưng khi được pha loãng thì cho ra mùi thơm rất dễ chịu, nhẹ nhàng. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn được tạo ra bằng phương pháp chiết xuất dung môi, khử carbon dioxide.

Được biết tinh chất hoa hồng thường có màu vàng nhạt và khi ở nhiệt độ thấp thì tinh dầu trở nên nhớt hơn vì sự kết tinh của các chất cấu thành nên tinh dầu hoa hồng.

Trong tinh dầu hoa hồng được biết có một số thành phần sau:

Rose oxide
Beta-damascenone
Beta-damascone
carvone
eugenol
citronellyl acetate
Các hợp chất này chiếm khoảng 1% trong lượng tinh dầu nhưng tác động đến 90% mùi hương của tinh dầu. Và đặc biệt, có 2 loại hoa hồng chính để sản xuất ra tinh dầu là hoa hồng damascene và hoa hồng centifolia.

2. Tác dụng của tinh dầu hoa hồng đối với sức khỏe

Theo bác sĩ Nguyễn Thường Hạnh công tác tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh cho biết tinh dầu hoa hồng có những tác dụng sau:

  • Giảm triệu chứng trầm cảm

Tinh dầu hoa hồng có khả năng kích thích sự giải phóng của hợp chất dopamine nên có tác dụng cải thiện được các triệu chứng trầm cảm. Chính vì vậy, bạn nên dùng tinh dầu hoa hồng để mát xa thường xuyên ở vai, cổ từ 2 – 3 lần/tuần trong vòng 8 tuần thì tình trạng bệnh sẽ giảm đáng kể.

  • Xử lý vết thương trên da

Tinh dầu hoa hồng có khả năng kháng khuẩn nên khi sử dụng tinh dầu hoa hồng sẽ giúp xử lý được các vết thương trên da, ngăn ngừa nhiễm trùng một cách hiệu quả. Do đó, bạn có thể dùng tinh dầu thoa lên vết thương thay vì chất sát trùng tổng hợp từ hóa chất.

  • Điều hòa kinh nguyệt

Nếu bạn đang gặp các vấn đề như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh thì sử dụng tinh dầu hoa hồng là một lựa chọn chính xác. Với khả năng kích thích hormone điều hòa kinh nguyệt nên thường được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn để mát xa lên vùng bụng.

  • Tăng kháng khuẩn và chống nấm

Đối với những tinh dầu hoa hồng được sản xuất bằng phương pháp chưng cất thì có khả năng chống lại sự nhiễm trùng do một số vi khuẩn có gây hại tạo nên như e coli, staphylococcus và streptococcus.

Đồng thời, tinh dầu hoa hồng có tác dụng trong việc điều trị nấm candida albicans – một loại nấm men ở miệng, ruột và âm đạo.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ vào khả năng giảm tiết acid dạ dày, hạn chế các tình trạng ợ chua, khó tiêu, buồn nôn. Ngoài ra, tinh dầu hoa hồng còn có tác dụng trong việc ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và hội chứng ruột kích thích.

3. Cách sử dụng tinh dầu hoa hồng hiệu quả và an toàn

Dưới đây là một số cách sử dụng tinh dầu hoa hồng hiệu quả:

  • Dùng làm nước ngâm chân

Bước 1: Nhỏ khoảng 5 – 10 giọt tinh dầu hoa hồng vào chậu nước ấm.

Bước 2: Ngâm chân vào chậu 10 – 15 phút sẽ giúp đôi chân bạn được nhẹ nhàng và được thư giãn.

  • Dùng làm dầu tắm

Bước 1: Nhỏ khoảng 5 giọt tinh dầu hoa hồng vào bồn chứa nước ấm.

Bước 2: Ngâm mình vào khoảng 15 – 20 phút sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng.

Nếu không có bồn tắm thì bạn có thể pha tinh dầu hoa hồng vào sữa tắm và dùng như bình thường.

  • Dùng để mát xa

Bước 1: Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu hoa hồng pha loãng với 150ml nước

Bước 2: Thoa đều hỗn hợp này trên vùng da bạn muốn mát xa và tiền hành mát xa một cách nhẹ nhàng.

5. Tự làm tinh dầu hoa hồng

  • Nguyên liệu

20 đóa hoa hồng
1 nồi nấu có nắp trũng
Đá viên
Dụng cụ: Tô, dĩa

  • Cách làm tinh dầu hoa hồng

Bước 1: Bạn tách lấy những cánh hoa hồng còn mới, không dập nát, hư hại rồi rửa sạch, để ráo. Rửa sạch cánh hoa hồng

Bước 2: Bạn đặt 1 cái tô chịu nhiệt vào giữa nồi, rồi cho một ít nước vào nồi. Tránh để nước nhiều, quá sát với miệng tô nhé! Sau khi cánh hoa hồng đã ráo thì bạn cho vào nồi nước ở xung quanh tô.

Bước 3: Bạn lật ngược chiếc nắp nồi và đậy lại, đồng thời cho thêm đá viên lên trên chỗ trũng của nắp nồi.

Bước 4: Bạn bật lửa lên đun cho sôi thì hạ nhỏ lửa để sôi từ từ, nếu đá tan hết thì bạn cho thêm đá liên tục nhé!

Bước 5: Đến khi nước trong nồi gần cạn thì bạn tắt bếp, lấy nắp nồi ra và bạn sẽ thu được những giọt tinh dầu hoa hồng chảy vào tô.

6. Cách bảo quản tinh dầu hoa hồng

Sau khi thu được những giọt tinh dầu hoa hồng thì bạn nên lưu ý cách bảo quản như sau:

  • Đựng tinh dầu trong chai lọ thủy tinh tối màu, để tránh ánh sáng mặt trời hay chai nhựa sẽ bị biến dạng làm ảnh hưởng tinh dầu.
  • Chọn chai có kích cỡ phù hợp với lượng tinh dầu để hạn chế sự tiếp xúc của tinh dầu với không khí.
  • Đảm bảo nắp vặn phải kín để tinh dầu không bay hơi và nên vặn nắp kín sau mỗi lần sử dụng.
  • Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng thì bạn tránh những nơi có biến động nhiệt độ quá cao như nhà bếp, phòng tắm, cửa sổ, trong xe,…
  • Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì bạn nên bảo quản ở nhiệt độ ổn định từ 2-5 độ C, ít biến động nhiệt. Nếu tinh dầu đông trong tủ lạnh thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bởi khi lấy ra khỏi tủ thì sẽ trở về trạng thái lỏng. Tuy nhiên bạn không nên cho vào ngăn đông vì có thể ảnh hưởng chất lượng của tinh dầu.
  • Tránh để tinh dầu ở những nơi có bề mặt sơn, đánh bóng, nhựa plastic, vì tinh dầu làm hỏng, loang lổ bề mặt này.
  • Ưu tiên dùng nắp nhỏ giọt bằng nhựa thay vì dùng nắp ống nhỏ giọt cao su vì loại cao su dễ biến dạng, phân hủy do tiếp xúc với tinh dầu.
  • Nên bỏ tinh dầu hoa hồng vào túi zipper hoặc túi kín để tránh ám mùi của đồ ăn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *